1. Công nghệ Inverter

Thực chất là công nghệ biến tần, chúng làm thay đổi tần số, cường độ và cả hiệu điện thế dòng điện để dễ dàng thay đổi công suất lớn nhỏ tùy theo ý muốn của người dùng. Công nghệ inverter còn áp dụng vào các thiết bị dân dụng khác như điều hòa, lò vi sóng, thiết bị làm lạnh có sử dụng động cơ hoặc lõi từ.

Để thay đổi nhiệt độ đun của bếp từ, người ta thay đổi cường độ từ trường tác dụng lên đáy nồi bằng cách thay đổi tần số dòng điện. Điều này có thể làm được bằng mạch biến tần. Với những bếp từ không được tích hợp công nghệ inverter, khi bạn muốn hạ thấp nhiệt (hạ công suất) bếp từ sẽ phải chạy 2s và dừng 2s, còn với các dòng bếp từ inverter thì bếp vẫn chạy đều khi dù bạn hạ công suất đến mức thấp nhất

Đối với bếp từ thường khi chọn mức công suất nhỏ sẽ chạy rồi dừng liên tục khá tốn điện, còn bếp từ inverter được chạy đều nên sẽ tiết kiệm điện năng hơn. Theo một số hãng sản xuất bếp từ đánh giá công nghệ inverter giúp tiết kiệm 40% điện năng so với bếp từ thường. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng nấu ở mức công suất nhỏ vì thế con số tiết kiệm 40% điện năng mà một số hãng bếp quảng cáo chỉ là con số lý tưởng.

Thực tế để đánh giá chất lượng một sản phẩm bếp từ có tốt không chúng ta không thể chỉ dựa vào một yếu tố như công nghệ inverter, xong bên cạnh đó, lợi ích mà công nghệ này mang lại sẽ một phần khẳng định chất lượng của chúng. Bếp từ công nghệ inverter có khả năng tiết kiệm điện năng , với cơ chế hoạt động chạy đều và không ngắt nghỉ sẽ giúp nấu nướng thuận tiện và các món ăn được chế biến ngon hơn, hay người ta vẫn gọi “đều lửa” thức ăn sẽ chín đều.

Cách nhận biết dễ dàng hơn khi mua bếp từ có công nghệ inverter:

  • Bếp từ có tính năng giữ ấm và rã đông thường chỉ xuất hiện trên bếp của các thương hiệu Châu Âu cao cấp được tích hợp công nghệ này.
  • Bếp từ có chức năng Booster – là chức năng đẩy công suất bếp lên gấp 1,3 đến 1,5 lần giúp nấu ăn nhanh hơn – thường những mẫu trang bị biến tần hiện đại và bếp chất lượng cao mới có khả năng sử dụng booster này.
  • Như đã nói về sự khác nhau của mạch công suất ở bếp từ inverter và bếp từ thường, hãy kiểm ra xem các mức nhỏ nhất từ 1 – 5 xem bếp hoạt động liên tục hay ngắt nghỉ liên tục để phân biêt.
  • Kiểm tra xem bếp có chế độ giữ ấm, chế độ rán hoặc nấu cháo không vì đây là chức năng riêng của loại bếp này rất dễ kiểm tra.

2. Chức năng Booster

Thực chất Booster (phím P hoặc b+ ) là phím tắt giúp bạn đẩy công suất lên lớn hơn bình thường (Từ 1,3 đến 1,5 lần). Ví dụ, một số bếp từ có ghi: Công suất tối đa của một vùng nấu là 2300W, nhưng khi sử dụng Booster có thể tăng lên đến 3000W. Vì đẩy công suất lên cực đại, nên bếp từ thường chỉ duy trì chế độ Booster trong khoảng 10 phút rồi tự động hạ công suất, đồng thời các vùng nấu còn lại không dùng Booster hoặc sẽ không nấu được hoặc sẽ chỉ dùng được các mức công suất thấp (tính năng tự động san công suất để đảm bảo an toàn trên bếp từ). Bếp từ nào có tích hợp Booster đều có mạch công suất điều chỉnh được đến mức công suất cao để sử dụng trong điều kiện quá tải ngắn hạn.

Công dụng chính của Booster là đẩy nhanh thời gian nấu, thậm chí nhanh hơn đến 50%. Điều đó giúp ích khi bạn cần đun nấu gấp, để nhanh chóng hoàn thành món ăn. Thường thì Booster được lựa chọn trong hầu hết các trường hợp đun chất lỏng như đun sôi nước để luộc rau, nấu canh… Ngoài việc tiết kiệm thời gian đun nấu, thì việc tập trung công suất để tạo ra một nhiệt lượng lớn cũng giúp bạn nấu ăn ngon hơn.

Bếp từ đôi Hesman

Booster tuy có đem lại lợi ích trông thấy nhưng chưa hẳn đã hoàn hảo và cần thiết. Thực tế không cần đến Booster vẫn có thể đun nấu nhanh với nhiệt lượng tập trung bằng cách bật công suất cao nhất của vùng nấu đã được mặc định sẵn. Khi quá lạm dụng Booster có thể gây ra hiện tượng bếp từ bị sốc nhiệt, đoản mạch do gia tăng điện áp đột ngột, và việc thường xuyên dùng Booster có thể khiến bếp từ kém bền. Như vậy, mặc dù có ứng dụng tốt, đại diện cho một thế hệ bếp từ cao cấp hiện đại, nhưng để bếp từ được bền, hạn chế sự cố về điện, người dùng cũng cần chú ý khi sử dụng chức năng này. Nên cho bếp từ hoạt động từ các mức công suất nhỏ đến lớn dần, không nên vừa khởi động bếp đã đột ngột bật “Booster”, nhất là trong giờ cao điểm về điện.

3. Tính năng chia sẻ công suất (San công suất)

Tính năng này khống chế tổng công suất sử dụng của toàn bộ bếp (2 vùng nấu trở lên) nhỏ hơn hoặc bằng một định mức nào đó được nhà sản xuất đặt ra.

Ví dụ: bếp từ đôi tổng công suất 2 vùng nấu là 3400w, khi tăng công suất của 1 vùng nấu lên 1800W thì vùng nấu còn lại chỉ bật lên được 1600W, nếu bạn có bật nó lên đến 2000 W thì ngay lập tức vùng còn lại sẽ giảm xuống còn 1400W. Luôn luôn đảm bảo cho tổng công suất tiêu thụ điện của bếp từ chỉ là 3400W. Tính năng này sẽ giúp bếp hoạt động trong tình trạng an toàn, không gây quá tải hệ thống điện trong gia đình. Tuy nhiên một số bếp không tích hợp tính năng này vì đã có khả năng bảo vệ quá áp.

4. Tính năng nhận diện vùng nấu:

Tương ứng với kích thước đáy nồi đặt trên bếp, cảm biến trên mâm từ sẽ hoạt động để bếp điều chỉnh diện tích nấu phù hợp, giúp tiết kiệm điện năng.

5. Tắt bếp khi không có nồi:

Tính năng tự động tắt bếp sau 60 giây khi không có nồi đặt trong vùng nấu, mang lại sự an toàn cho người sử dụng. Hoặc khi đặt nồi không phù hợp về kích thước, chất liệu đáy, thiết kế đáy không bằng phẳng bếp sẽ hiện mã lỗi trên màn hình.

6. Tính năng cảm ứng chống tràn:

Cảm biến dạng quang được đặt tại vị trí bàn phím điều khiển. Trong quá trình nấu nướng khi nước nóng tràn đến bề mặt bàn phím điều khiển, cảm biến chống tràn sẽ được kích hoạt để bếp tự động tắt đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng.

7. Bảo vệ quá nhiệt quá áp:

Điện áp và nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao cũng sẽ không tốt cho hoạt động của bếp, và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nên khi bếp điện từ phát hiện nguồn điện cung cấp cho bếp không ổn định, hoặc nhiệt độ bếp quá cao, chức năng này sẽ kích hoạt báo lỗi và bếp ngừng hoạt động.

8. Cảnh báo nhiệt dư vùng nấu:

Chức năng cảnh báo dư nhiệt góp phần bảo vệ an toàn khi sử dụng đồng thời giúp bếp chống quá nhiệt, không cho phép sử dụng bếp khi nhiệt độ quá cao. Khi bếp hiển thị “H” thông báo cho người dùng mặt kính vẫn nóng, không nên chạm tay vào mặt kính tránh bị bỏng đồng thời lượng nhiệt dư trên bếp có thể dùng để hâm nóng thức ăn mà không cần khởi động bếp để tiết kiệm điện.

9. Chức năng hẹn giờ:

Thông thường, bếp từ sẽ được trang bị chức năng hẹn giờ tắt bếp. Theo đó, khi kích hoạt, bạn có thể chọn thời gian bếp tự động tắt. Chức năng này khá hữu ích trong việc nấu các món cần thời gian như ninh, hầm, nấu cháo, kho thịt, giúp bạn có thể chủ động hơn trong công việc nấu nướng. Thay vì ngồi chờ đợi thì bạn có thể cài đặt thời gian một cách tự động để nấu ăn theo mong muốn, và kết hợp làm việc khác được.

10. Tính năng hâm nóng, giã đông:

Do trang bị công nghệ inverter nên nhiều mẫu bếp từ có khả năng giã đông, hầm, giữ ấm, hâm nóng thức ăn. Bởi vì các cách thức sơ chế và chế biến thức ăn này cần thực hiện ở một nhiệt độ nóng vừa phải: 65oC, 75oC, 85oC và giữ ổn định mức nhiệt đó, không bị biến động quá nóng rồi quá lạnh như trong các loại bếp không có inverter.

11. Tạm dừng:

Chức năng này giúp bếp tạm dừng và tiếp tục đun nấu trở lại ở trạng thái như trước khi dừng, dành cho người dùng bận rộn, mà không cần điều chỉnh lại công suất, không cần cài đặt lại các chức năng giống như khi tắt bếp đi rồi bật lại.

12. Khóa an toàn:

Đây là tính năng quan trọng của một chiếc bếp từ. Tính năng này đặc biệt thích hợp cho các gia đình có trẻ nhỏ, hoặc khi bạn vô tình chạm tay vào bảng điều khiển thì cũng không ảnh hưởng đến chương trình nấu đã cài đặt. Khi bấm phím khóa an toàn thì bảng điều khiển sẽ bị khóa, bấm và giữ phím này để mở khóa trở lại.

13. Nấu thông minh:

Chức năng nấu thông minh (Heat up time automatic) khi bạn chọn nhấn giữ bất kỳ mức nấu nào từ 1-8 trong 2s, thì bếp sẽ tự động tăng công suất lên mức 9 để đun sôi sau đó tự động giảm công suất về mức đã chọn và đun với mức đó cho tới khi bạn tắt bếp.

14. Nấu cơm thông minh:

Là khi cơm chín tự động chuyển sang chế độ hâm (hoạt động tương tự như nồi cơm điện). Bếp tự động cài đặt quá trình nấu phù hợp trong khoảng thời gian 37 phút để cơm chín và ngon dẻo nhất.

15. Kết nối wifi:

Là 1 tính năng mới và hiện đại, giúp bếp có thể kết nối với smartphone, các loại điều khiển thông minh để cài đặt và điều chỉnh bếp từ xa.

16. Chức năng kết hợp vùng nấu:

Kết hợp 2 vùng nấu thành 1 vùng nấu giúp bạn nấu nướng đơn giản với những xoong nồi ngoại cỡ.

Trên đây là thông tin về tất cả các tính năng tiện ích trên thiết bị bếp từ mà quý khách hàng có thể biết, để được tư vấn thêm về các công nghệ trên bếp từ, quý khách hàng vui lòng truy cập website : www.hesmanvietnam.vn hoặc liên hệ theo hotline : 0243.99.66.222

[ufc-fb-comments]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

02439.966.222
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon